Social Icons

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Ứng dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Tiềm năng vô tận

Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)…

Năng lượng mặt trời có những ưu điểm như: Sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng… Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống. Tại Đan Mạch, năm 2000, hơn 30% hộ dân sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời, có tác dụng làm nóng nước. Ở Brazil, những vùng xa xôi hiểm trở như Amazon, điện năng lượng mặt trời luôn chiếm vị trí hàng đầu. Ngay tại Đông Nam Á, điện mặt trời ở Philipines cũng đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho 400.000 dân.



[​IMG]



Đa dạng các dự án…

Tại Việt Nam, theo các nhà khoa học, nếu phát triển tốt điện mặt trời sẽ góp phần đẩy nhanh Chương trình điện khí hóa nông thôn (Dự kiến đến năm 2020, cung cấp điện cho toàn bộ 100% hộ dân nông thôn, miền núi, hải đảo…).

Từ những năm 1990, khi nhiều thôn xóm ngoại thành chưa có lưới điện quốc gia, Phân viện Vật lý TP Hồ Chí Minh đã triển khai các sản phẩm từ điện mặt trời. Tại một số huyện như: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, điện mặt trời được sử dụng khá nhiều trong một số nhà văn hoá, bệnh viện… Đặc biệt, công trình điện mặt trời trên đảo Thiềng Liềng, xã Cán Gáo, huyện Cần Giờ cung cấp điện cho 50% số hộ dân sống trên đảo.

Năm 1995, hơn 180 nhà dân và một số công trình công cộng tại buôn Chăm, xã Eahsol, huyện Eahleo tỉnh Đắk Lắk đã sử dụng điện mặt trời. Gần đây, dự án phát điện ghép giữa pin mặt trời và thuỷ điện nhỏ, công suất 125 kW được lắp đặt tại xã Trang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, và dự án phát điện lai ghép giữa pin mặt trời và động cơ gió với công suất 9 kW đặt tại làng Kongu 2, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, do Viện Năng lượng (EVN) thực hiện, góp phần cung cấp điện cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ thành công của Dự án này, Viện Năng lượng (EVN) và Trung tâm Năng lượng mới (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) tiếp tục triển khai ứng dụng giàn pin mặt trời nhằm cung cấp điện cho một số hộ gia đình và các trạm biên phòng ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh), đồng thời thực hiện Dự án “Ứng dụng thí điểm điện mặt trời cho vùng sâu, vùng xa” tại xã Ái Quốc, tỉnh Lạng Sơn. Dự án được hoàn thành vào tháng 11/2002.

Ngoài chiếu sáng, năng lượng mặt trời còn có thể ứng dụng trong lĩnh vực nhiệt, đun nấu. Từ năm 2000 – 2005, Trung tâm Nghiên cứu thiết bị áp lực và năng lượng mới (Đại học Đà Nẵng), phối hợp với Tổ chức phục vụ năng lượng mặt trời triển khai Dự án “Bếp năng lượng mặt trời” cho các hộ dân tại làng Bình Kỳ 2, Phường Hòa Quý, Quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). Bên cạnh đó, Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới cũng nghiên cứu năng lượng mặt trời để đun nước nóng và đưa loại bình đun nước nóng này vào ứng dụng tại một số tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Sơn La…

… nhưng vướng nhiều “rào cản”

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng thời gian qua, các sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi mà chỉ tập trung tại nông thôn, miền núi – nơi mức sống tương đối thấp. Hiện nước ta có hơn 3.000 hộ dân vùng sâu, vùng xa được điện khí hóa bằng hệ điện mặt trời gia đình, 8.500 hộ sử dụng điện mặt trời qua các trạm sạc ắc quy… nhưng tại khu vực nội thành như thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có duy nhất ngôi nhà sử dụng điện mặt trời (của kỹ sư Trịnh Quang Dũng do tổ chức SIDA Thụy Điển tài trợ). Ở Hà Nội, số công trình sử dụng pin mặt trời mới chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Hệ thống pin mặt trời hòa vào mạng điện chung của Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trạm pin mặt trời nối lưới lắp đặt trên mái nhà làm việc Bộ Công Thương, hai cột đèn năng lượng mặt trời kết hợp năng lượng gió đầu tiên được lắp đặt tại Ban quản lý dự án Công nghệ cao Hòa Lạc…

Theo ông Nguyễn Đức Cường – Phụ trách Trung tâm Năng lượng tái tạo và CDM - Viện Năng lượng (EVN), “rào cản” lớn nhất của vấn đề này bắt nguồn từ kinh phí. Dù năng lượng mặt trời ở dạng “nguyên liệu thô”, nhưng chi phí đầu tư để khai thác, sử dụng lại rất cao do công nghệ, thiết bị sản xuất đều nhập từ nước ngoài. Phần lớn những dự án điện mặt trời đã và đang triển khai đều sử dụng nguồn vốn tài trợ hoặc vốn vay nước ngoài. Do đó, mới chỉ có một vài tổ chức, viện nghiên cứu và các trường đại học tham gia, còn phía doanh nghiệp, cá nhân vẫn chưa “mặn mà” với việc ứng dụng, sản xuất cũng như sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời.

Riêng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời vốn được coi là có khả năng ứng dụng rộng rãi trên thị trường Việt Nam với hơn 10 doanh nghiệp sản xuất thì lại vướng phải khó khăn khác là thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư nghiên cứu cũng như kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất. Giá điện của Việt Nam vẫn còn được Nhà nước trợ giá, nên người dân chưa quan tâm nhiều đến bình năng lượng mặt trời. Một số sản phẩm bình năng lượng mặt trời trong nước phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu Việt Nam nhưng lại chưa cạnh tranh được với hàng Trung Quốc về kiểu dáng, chất liệu và giá thành… nên khó đến tay người tiêu dùng.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Cường, để các sản phẩm từ năng lượng mặt trời được ứng dụng rộng rãi, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển ngành năng lượng mới này lên quy mô công nghiệp. Cần sớm ban hành Nghị định phát triển năng lượng tái tạo, quy định rõ vấn đề, phạm vi cần hỗ trợ, chỉ tiêu định lượng… Phía các nhà sản xuất, nên quan tâm thường xuyên đến các dịch vụ sau bán hàng, bảo trì, bảo dưỡng, có giải pháp thuận lợi trong việc lắp đặt thiết bị tại các ngôi nhà đã hoàn thiện, để sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn và mở rộng được thị trường tiêu thụ…
(Theo Tạp chí điện lực)

Biến rác thải thành điện

Rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng đang trở nên bức xúc ở Việt Nam. Tại nhiều địa phương, nhất là các khu đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các bãi rác đã quá tải bởi lượng rác thải tập kết quá lớn.
    Một số địa phương cảnh báo nguy cơ hết quỹ đất cho chôn lấp rác. Mặc dù mấy năm gần đây, Việt Nam đã áp dụng một số giải pháp công nghệ xử lý tái chế, tái sử dụng rác thải thu lợi nhưng phần lớn rác thải vẫn được chôn lấp là chủ yếu với các phương pháp sơ sài, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
    Xét trên góc độ kinh tế chôn lấp rác không phải là giải pháp lâu dài, kinh tế, thì việc áp dụng các công nghệ xử lý rác, phát triển kinh tế, thu lợi từ rác là hướng đi có tiềm năng, triển vọng.
      Bãi rác gò cát
    Bằng công nghệ chôn lấp, ủ kín để thu khí gas chạy máy phát điện, mỗi năm, bãi rác Gò Cát đã sản sinh hơn 21.000 kW điện. Hơn 17 ha từ khi áp dụng công nghệ và vận hành đã sinh ra hàng triệu kW điện hòa vào mạng lưới quốc gia. Rác thải sinh hoạt sẽ không còn là chất bỏ đi, là vấn nạn môi trường mà trở thành tiền, có tiềm năng kinh tế.

Không gây ô nhiễm môi trường
    Ưu điểm nổi bật của giải pháp công nghệ đang được áp dụng tại ba tổ máy phát điện Gò Cát là không gây ô nhiễm đất, không khí và nước bằng cách thiết lập công trường xử lý rác có kiểm soát theo tiêu chuẩn IMC (Cách ly - Quản lý - Kiểm soát), thu gas từ các nguồn rác chôn và chuyển nó thành năng lượng điện.
    Phương pháp cách ly, quản lý và kiểm soát rác để tránh ô nhiễm ở đây bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Mỗi ngày, bãi rác Gò Cát tiếp nhận khoảng 3.000 tấn rác sinh hoạt của TP Hồ Chí Minh. Toàn bộ bãi rác rộng 17,5 ha được chia làm 5 ô. Rác thải được chôn trong các ô chôn lấp có chiều sâu hơn 7m, có lót vật liệu chống thấm HDPE với độ bền hơn 50 năm và không ảnh hưởng tới môi trường.
    Khi hố rác đã cao khoảng 2-3 mét, các ô được phủ kín bằng tấm chống thấm HDPE được hàn nối với các tấm lót đáy, phía trên bãi rác sẽ được đổ đất để trồng cỏ hoặc cây xanh. Rác được ủ trong các ô bao kín này trong quá trình lên men phân hủy sẽ sinh ra khí gas. Khí gas sinh ra từ quá trình phân hủy rác được thu gom bằng hệ thống các giếng thu đứng và dẫn về trạm thu gas.
    Gas thu được sẽ phải chuyển qua công đoạn tách nước vì gas sinh ra từ rác thải sinh hoạt có lượng hơi nước khá lớn. Một hệ thống xử lý dây chuyền khép kín, hiện đại.
    Gas sạch sau khi thu được sẽ được dẫn đến máy chiết xuất và máy thổi khí nén trước khi được bơm vào hệ thống động cơ nổ để chạy máy phát điện. Điện sinh ra được đưa qua máy biến thế đê tăng áp và hòa vào lưới điện quốc gia.
    Khi đưa vào sử dụng cả ba tổ máv, tổng công suất điện thu được là hơn 2.430 kW/h và mang lại gần 21.287 kW mỗi năm. Theo dự kiến mỗi năm, bãi rác Gò Cát sẽ thu lợi khoảng 13 tỷ đồng từ điện rác thải. Theo Ban quản lý bãi rác, sắp tới công trường xử lý rác Gò Cát sẽ ngừng tiếp nhận rác bởi bãi chôn lấp đã được sử dụng hết công suất.
    Tuy nhiên, bộ phận làm gas điện vẫn hoạt động bình thường trong khoảng 10 năm nữa. Dự kiến. khi rác phân hủy hoàn toàn sẽ được dùng để chế biến phân bón. Rác thải sinh hoạt của thành phố sẽ được đưa sang bãi rác Phước Hiệp (Củ Chi) có diện tích 660 ha. Ở đây, rác cũng sẽ được chôn lấp để thu gas điện như ở Gò Cát.
Hiệu quả cao hơn nếu rác được phân loại tại nguồn
    TP Hồ Chí Minh đã có hai bãi chôn lấp rác lớn là Đa Phước (Bình Chánh) rộng 600 ha và Phước Hiệp (Củ Chi). Anh Bùi Trung Việt - Cán bộ Trạm gas điện và xử lý nước Gò Cát cho biết, do thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu là chất hữu cơ nên phát sinh nhiều khí gas. Dùng khí gas từ rác để sản xuất điện là ưu điểm nổi bật của công nghệ chôn lấp rác.
    Tuy nhiên, nó sẽ hiệu quả kinh tế hơn, lượng gas sẽ tăng cao hơn, nếu rác được phân loại tại nguồn. Đây chính là việc áp dụng giải pháp phân loại rác thải tại các hộ gia đình theo phương pháp 3R (giảm thiểu - tái chế - tái sử dụng) như Hà Nội vừa triển khai áp dụng thí điểm tại phường Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm).
    Phân loại rác thải tại nguồn không chỉ giảm diện tích đất dành cho chôn lấp mà còn tăng hiệu quả trong quá trình tái chế. Bởi ngay cả khi rác được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ hay sản xuất điện... thì cũng đều phải thông qua công đoạn phân tách từng loại rác.

(sưu tầm)

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Nước và sự ảnh hưởng tới lò hơi



Nước trong tự nhiên chứa rất nhiều tạp chất. Khi bị đun nóng, các tạp chất bị tách ra khỏi dung dịch

1. Tạp chất trong nước
Nước trong tự nhiên chứa rất nhiều tạp chất. Khi bị đun nóng, các tạp chất bị tách ra khỏi dung dịch, hình thành lớp cáu trên bề mặt lò hơi. Các lớp cáu này là nguyên nhân làm giảm hiệu suất nhiệt và gây tắc nghẹn trong các đường ống.
Trong nước có nhiều chất hoà tan như:
  • Các chất khí trong không khí.
  • Khí từ các chất hữu cơ trong đất.
  • Chất phân tán lơ lửng và chất khoáng chủ yếu như: calcium carbonate, magnesium carbonate, calcium sulfate, magnesium sulfate, silica (cát), sodium chloride, sodium sulfate, và một lượng nhỏ sắt, mangan, flourides, nhôm, v.v.
Thông thường nước chứa calcium và magnesium khá cao. Còn gọi là nước cứng. Độ cứng của nước có thể thay đổi từ vài phần triệu cho đến trên 500 phần triệu. Do hợp chất calcium và magnesium hầu như không tan trong nước nên khi đun nóng, các chất này có khuynh hướng kết tủa (tách khỏi) dung dịch tạo thành lớp cáu.
Lớp cáu gây đóng cáuăn mòn. Lớp cáu làm cách nhiệt trong đường ống, giảm hiệu suất dẫn nhiệt nhưng mặt khác lại làm kim loại lò hơi quá nhiệt. Hiện tượng quá nhiệt làm hư hỏng kim loại. Các lớp cáu cặn trong các đường ống của lò hơi gây tắc nghẽn cũng dẫn đến quá nhiệt. Sự ăn mòn có thể xảy ra bên dưới các lớp cáu, thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rò rỉ (lủng) các đường ống.
Nước trong thiên nhiên chứa rất nhiều OxyCO2. là tác nhân Oxýt hóa. Sự Oxy hóa vừa làm giảm tính bền chắc của kim loại vừa làm hư hỏng kim loại và tạo ăn mòn. Từ đó tăng thêm lượng cáu cặn đóng.
Nếu có điều kiện, nên dùng nước giếng để cấp cho lò hơi. Vì trong nước giếng, các thành phần có trong nước tương đối ổn định và chứa các chất rắn phân tán lơ lửng ít hơn nước sông ngòi, ao hồ vốn dễ bị nhiễm tạp chất do mưa và xói mòn.

3. Tạp chất phân tán lơ lửng trong nước.

Tạp chất phân tán lơ lửng là những chất không tan được trong nước, như chất dơ, bùn, vi sinh phát triển, thực vật và các chất hữu cơ không tan khác. Thông thường tạp chất phân tán lơ lửng được biểu hiện qua độ đục (màu) của nước.

 4. Độ kiềm của nước.
Độ kiềm là đơn vị đo lường khả năng thu nhận của nước khi trung hoà một acid mạnh. Nước trong thiên nhiên, khả năng này thường do các lò hơi như bicarbonate, carbonate, và hydroxides, hoặc do silicate, borate, ammonia, phosphate, và các chất hữu cơ. Các lò hơi này, đặc biệt là bicarbonate và carbonate, sẽ phân huỷ carbon dioxide (CO2) ở dạng hơi.
Trong thành phần hóa học của nước, độ kiềm có liên quan đến các chỉ tiêu khác như pH, độ cứng và tổng hàm lượng khoáng. Việc xác định độ kiềm của nước giúp cho việc định lượng hóa chất trong quá trình keo tụ, làm mềm nước cũng như xử lý chống ăn mòn.
Đây chính là nguyên nhân chính gây ra sự ăn mòn ở đường nước hồi về. Độ kiềm cũng chính là nguyên nhân gây ra bọt khí và cáu cặn bay theo hơi trong lò hơi.

5. Độ cứng của nước.

Độ cứng của nước là một đơn vị đo lường. tổng các cation đa hóa trị có trong nước. Thông thường độ cứng chia làm 2 loại:
- Độ cứng vĩnh cửu (CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4).
- Độ cứng tạm thời (chứa thành phần Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2).
Có thể nói độ cứng phần lớn là calcium và magnesium trong nước, được tính theo chuẩn CaCO3 tương đương. Độ cứng của nước là căn nguyên của sự đóng cáu trong các thiết bị lò hơi. Thông thường độ cứng của nước được phân loại như sau:
·         5 - 75 ppm - độ cứng thấp.
·         75 -150 ppm - độ cứng trung bình.
·         150 -300 ppm - độ cứng hơi cao.
·         Cao hơn 300 ppm độ cứng cao.

Xử lý nước thải

Là các phương pháp sử dụng các thiết bị, máy móc nhằm xử lý hoặc xử lý một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải
1.Các phương pháp xử lý nước thải.
 1.1. Phương pháp vật lý (cơ học):
Là các phương pháp sử dụng các thiết bị, máy móc nhằm xử lý hoặc xử lý một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải. Như quá trình tách rác ra khỏi nước thải,
các thiết bị thông dụng loại này như máy tách rác, song chắn rác, máy nghiền rác, máy ép bùn, các loại thiết bị lọc (lọc cát, lọc than),…

1.2. Phương pháp hoá lý
Là phương pháp ứng dụng các quá trình hoá lý để xử lý nước thải, nhằm giảm một phần các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải. Phương pháp hoá lý chủ yếu là phương pháp keo tụ (keo tụ bằng phèn, polymer), phương pháp đông tụ, phương pháp tuyển nổi,… dùng để loại các chất lơ lủng (SS), độ màu, độ đục, COD, BOD của nước thải.

1.3. Phương pháp hoá học
Là các phương pháp dùng các phản ứng hoá học để chuyển các chất ô nhiễm thành các chất ít ô nhiễm hơn, chất ít ô nhiễm thành các chất không ô nhiễm. Như dùng: Ozone, H2O2, O2, Cl2 … để oxi hoá các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải. Phương pháp này thường có giá thành xử lý cao nên có hạn chế sử dụng. Thường chỉ sử dụng khí trong nước thải tồn tại các chất hữu cơ, vô cơ khó phân huỷ sinh học. Thường áp dụng cho các loại nước thải như: nước thải rò rỉ rác, nước thải dệt nhuộm, nước thải giấy…

 1.4. Phương pháp sinh học
       Là phương pháp xử lý nhờ tác dụng của các loài vi sinh vật. Loại này chủ yếu chia làm hai loại là sinh học hiếu khí (có mặt các loài vi sinh vật hiếu khí) và sinh học kị khí (có mặt các loài vi sinh vật kị khí). Đây là phương pháp phổ biến và thông dụng trong các quy trình xử lý nước thải vì có ưu điểm là giá thành hạ, dễ vận hành.
       Công trình đơn vị xử lý sinh học hiếu khí như: Aerotank, sinh học hiếu khí tiếp xúc (có giá thể tiếp xúc), lọc sinh học hiếu khí, sinh học tiếp xúc quay - RBC (Rotating Biological Contact).
       Công trình đơn vị xử lý sinh học kị khí như: UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) – bể lọc sinh học kị khí dòng chảy ngược, bể sinh học kị khí dòng chảy ngược có tầng lọc (Hybrid Digester), bể kị khí khuấy trộn hoàn toàn, bể mê tan…

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Ứng dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Tiềm năng vô tận

Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)…

Năng lượng mặt trời có những ưu điểm như: Sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng… Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống. Tại Đan Mạch, năm 2000, hơn 30% hộ dân sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời, có tác dụng làm nóng nước. Ở Brazil, những vùng xa xôi hiểm trở như Amazon, điện năng lượng mặt trời luôn chiếm vị trí hàng đầu. Ngay tại Đông Nam Á, điện mặt trời ở Philipines cũng đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho 400.000 dân.

[​IMG]



Đa dạng các dự án…

Tại Việt Nam, theo các nhà khoa học, nếu phát triển tốt điện mặt trời sẽ góp phần đẩy nhanh Chương trình điện khí hóa nông thôn (Dự kiến đến năm 2020, cung cấp điện cho toàn bộ 100% hộ dân nông thôn, miền núi, hải đảo…).

Từ những năm 1990, khi nhiều thôn xóm ngoại thành chưa có lưới điện quốc gia, Phân viện Vật lý TP Hồ Chí Minh đã triển khai các sản phẩm từ điện mặt trời. Tại một số huyện như: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, điện mặt trời được sử dụng khá nhiều trong một số nhà văn hoá, bệnh viện… Đặc biệt, công trình điện mặt trời trên đảo Thiềng Liềng, xã Cán Gáo, huyện Cần Giờ cung cấp điện cho 50% số hộ dân sống trên đảo.

Năm 1995, hơn 180 nhà dân và một số công trình công cộng tại buôn Chăm, xã Eahsol, huyện Eahleo tỉnh Đắk Lắk đã sử dụng điện mặt trời. Gần đây, dự án phát điện ghép giữa pin mặt trời và thuỷ điện nhỏ, công suất 125 kW được lắp đặt tại xã Trang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, và dự án phát điện lai ghép giữa pin mặt trời và động cơ gió với công suất 9 kW đặt tại làng Kongu 2, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, do Viện Năng lượng (EVN) thực hiện, góp phần cung cấp điện cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ thành công của Dự án này, Viện Năng lượng (EVN) và Trung tâm Năng lượng mới (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) tiếp tục triển khai ứng dụng giàn pin mặt trời nhằm cung cấp điện cho một số hộ gia đình và các trạm biên phòng ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh), đồng thời thực hiện Dự án “Ứng dụng thí điểm điện mặt trời cho vùng sâu, vùng xa” tại xã Ái Quốc, tỉnh Lạng Sơn. Dự án được hoàn thành vào tháng 11/2002.

Ngoài chiếu sáng, năng lượng mặt trời còn có thể ứng dụng trong lĩnh vực nhiệt, đun nấu. Từ năm 2000 – 2005, Trung tâm Nghiên cứu thiết bị áp lực và năng lượng mới (Đại học Đà Nẵng), phối hợp với Tổ chức phục vụ năng lượng mặt trời triển khai Dự án “Bếp năng lượng mặt trời” cho các hộ dân tại làng Bình Kỳ 2, Phường Hòa Quý, Quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). Bên cạnh đó, Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới cũng nghiên cứu năng lượng mặt trời để đun nước nóng và đưa loại bình đun nước nóng này vào ứng dụng tại một số tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Sơn La…

… nhưng vướng nhiều “rào cản”

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng thời gian qua, các sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi mà chỉ tập trung tại nông thôn, miền núi – nơi mức sống tương đối thấp. Hiện nước ta có hơn 3.000 hộ dân vùng sâu, vùng xa được điện khí hóa bằng hệ điện mặt trời gia đình, 8.500 hộ sử dụng điện mặt trời qua các trạm sạc ắc quy… nhưng tại khu vực nội thành như thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có duy nhất ngôi nhà sử dụng điện mặt trời (của kỹ sư Trịnh Quang Dũng do tổ chức SIDA Thụy Điển tài trợ). Ở Hà Nội, số công trình sử dụng pin mặt trời mới chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Hệ thống pin mặt trời hòa vào mạng điện chung của Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trạm pin mặt trời nối lưới lắp đặt trên mái nhà làm việc Bộ Công Thương, hai cột đèn năng lượng mặt trời kết hợp năng lượng gió đầu tiên được lắp đặt tại Ban quản lý dự án Công nghệ cao Hòa Lạc…

Theo ông Nguyễn Đức Cường – Phụ trách Trung tâm Năng lượng tái tạo và CDM - Viện Năng lượng (EVN), “rào cản” lớn nhất của vấn đề này bắt nguồn từ kinh phí. Dù năng lượng mặt trời ở dạng “nguyên liệu thô”, nhưng chi phí đầu tư để khai thác, sử dụng lại rất cao do công nghệ, thiết bị sản xuất đều nhập từ nước ngoài. Phần lớn những dự án điện mặt trời đã và đang triển khai đều sử dụng nguồn vốn tài trợ hoặc vốn vay nước ngoài. Do đó, mới chỉ có một vài tổ chức, viện nghiên cứu và các trường đại học tham gia, còn phía doanh nghiệp, cá nhân vẫn chưa “mặn mà” với việc ứng dụng, sản xuất cũng như sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời.

Riêng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời vốn được coi là có khả năng ứng dụng rộng rãi trên thị trường Việt Nam với hơn 10 doanh nghiệp sản xuất thì lại vướng phải khó khăn khác là thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư nghiên cứu cũng như kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất. Giá điện của Việt Nam vẫn còn được Nhà nước trợ giá, nên người dân chưa quan tâm nhiều đến bình năng lượng mặt trời. Một số sản phẩm bình năng lượng mặt trời trong nước phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu Việt Nam nhưng lại chưa cạnh tranh được với hàng Trung Quốc về kiểu dáng, chất liệu và giá thành… nên khó đến tay người tiêu dùng.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Cường, để các sản phẩm từ năng lượng mặt trời được ứng dụng rộng rãi, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển ngành năng lượng mới này lên quy mô công nghiệp. Cần sớm ban hành Nghị định phát triển năng lượng tái tạo, quy định rõ vấn đề, phạm vi cần hỗ trợ, chỉ tiêu định lượng… Phía các nhà sản xuất, nên quan tâm thường xuyên đến các dịch vụ sau bán hàng, bảo trì, bảo dưỡng, có giải pháp thuận lợi trong việc lắp đặt thiết bị tại các ngôi nhà đã hoàn thiện, để sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn và mở rộng được thị trường tiêu thụ…
(Theo Tạp chí điện lực)

Kết quả thăm dò bình quân rò rỉ ống hơi theo loại thiết kế của nồi hơi


Các số liệu được tính bình quân trong thời kỳ từ 2006 đến 2008. Nguồn : EUCG.

Rò rỉ ở bộ phận nào nhiều nhất, và ở đâu

Các nhà máy nhiệt điện chạy than ở Bắc Mỹ đã rất lâu đờu, và với những năm tới các vấn đề bảo trì đã được đặt ra với nhiều thách thức. Do đó, thật ngạc nhiên khi số liệu của nghiên cứu này dường như lại chỉ ra rằng những thiết bị cũ nhất, với hơn 54 năm sử dụng, có sự khác biệt không đáng kể so với những thiết bị tương tự sau này- những thiết bị có dưới 34 năm sử dụng- khi so sánh dựa trên các rò rỉ ống hơi.

1. Các tổ máy mới và các áp lực: Các số liệu kiểm tra cụ thể từ những tổ máy cũ nhất và mới nhất trong mẫu thăm dò thể hiện một kết quá bất ngờ: Mặc dù các tổ máy cả cũ và mới đều có số lượng rò rỉ tương đối tương đương khi xem xét các số rò rỉ thấp (ít hơn 6 mỗi năm), tuy nhiên khi xem xét các thiết bị hoạt động kém nhất- những tổ máy có số lượng rò rỉ cao nhất (nhiều hơn 6)- các nhà máy lâu hơn có kết quả tốt hơn đáng kể, đặc biệt là trong thăm dò gần nhất. Kích cỡ tổng mẫu thăm dò là 164 nồi hơi; trong đó 39 dưới 34 năm sử dụng (25th percentile) và 35 trên 54 năm sử dụng (75th percentail). Nguồn: EUCG.
Xem xét những nồi hơi có kết quả tốt nhất- với 4 hay ít hơn 4 rò rỉ ống hơi mỗi năm trong thời gian nghiên cứu- 83% số nồi hơi cũ nhất đạt được tiêu chí này, trong khi chỉ 64% số nồi hơi mới hơn đạt được. Kết quả này có thể được giải thích là do các nồi hơi cũ hơn vẫn đang vận hành có thể đã có các đoạn ống thay thế hoặc gia cố ở những khu vực của nồi hơi có tỷ lệ sự cố cao, tuy nhiên các nồi hơi mới hơn chưa đến thời gian cần phải thay thế hay gia cố. Có lẽ tiêu chuẩn an tòan trong thiết kế nồi hơi trước khi ứng dụng các công cụ vi tính hóa thiết kế hiện đại, được lưu ý nhiều hơn.
Các nồi hơi cũ hơn dường như cũng xảy ra ít rò rỉ hơn trong những năm gần đây, có lẽ là do việc cải tiến các hoạt động giảm thiểu sự cố trong ống hơi (BTFR). Năm 2006, 77% số nồi hơi có 4 hoặc ít hơn 4 rò rỉ một năm; con số này nâng lên 89% năm 2008.
Mặc dù có nhiều tổ máy công suất 300 MW và nhỏ hơn báo cáo  không có rò rỉ so với số nồi hơi công suất lớn hơn 300 MW, thì cần phải biết rằng số tổ máy có công suất nhỏ hơn tham gia vào cuộc khảo sát lớn gần gấp đôi số tổ máylớn (Hình 2). Các báo cáo về công suất thấp hơn của các tổ máy nhỏ hơn có thể chỉ ra rằng nhóm tổ máy cỡ này có chu kì làm việc ngắn hơn các tổ máy lớn.


2. Số lượng rò rỉ: Mặc dù biểu đồ này cho thấy có nhiều rò rỉ ở các nồi hơi nhỏ hơn các nồi hơi lớn, cần phải hiểu rằng số lượng nồi hơi nhỏ được thăm dò nhiều hơn. Kích cỡ tổng mẫu là 164 đơn vị; trong đó 62 nồi hơi có công suất lớn hơn 300 MW. Nguồn: EUCG.
Khu vực được phát hiện rò rỉ nhiều nhất của nồi hơn vẫn là phần vách nước trao đổi nhiệt, tiếp đến là khu vực đối lưu và tầng sôi cao. Thêm vào đó, số liệu còn được nghiên cứu để xác định cơ cấu gây rò rỉ nhiều nhất. Câu trả lời là: tro bay và ăn mòn do muội than thổi ra là hai nguyên nhân gây sự cố nhiều nhất. Các sự cố mỏi và những chỗ mối hàn cũng là những điểm bị sự cố đáng kể

3. Vị trí: Kết quả thăm dò cho thấy những vị trí xảy ra nhiều rò rỉ ống hơi nhất. Các số liệu chỉ ra số lượng nồi hơi mà sự cố cụ thể được đánh giá thứ tự từ 1 đến 4- dẫn đến nguyên nhân gây rò rỉ. Chẳng hạn, với hơn 70 nồi hơi, rò rỉ từ vách trao đổi nhiệt là nguyên nhân đứng đầu của rò rỉ, và chỉ đối với ít hơn 40 nồi hơi, rò rỉ vách trao đổi nhiệt là nguyên nhân đứng thứ 2 gây rò rỉ. Nguồn: EUCG.

4. Tại sao ống hơi bị rò rỉ: Biểu đồ trên phản ánh số liệu lấy từ kết quả điều tra 164 nồi hơi. Người tham gia thăm dò được hỏi để xác định 4 cơ chế gây sự cố cho mỗi nồi hơi, theo đó số 1 thể hiện cơ chế gây sự cố với con số sự cố lớn nhất. Theo biểu đồ, các cột chỉ ra số nồi hơi có sự cố rò rỉ  được xác định cơ chế sự cố từ 1 đến 4 về tần suất rò rỉ. Chẳng hạn, 22 đơn bị cho thấy rằng hầu hết các rò rỉ ống hơi xảy ra do tro bay ăn mòn vào ống hơi; 20 đơn vị cho thấy tro bay gây nên số rò rỉ cao thứ 2; và cứ như thế. Nguồn: EUCG.
Hệ thống vận hành và bảo trì O&M tốt giúp làm giảm số lượng rò rỉ
Hầu hết các các các nhóm thiết bị của các tổ máy đều cho thấy hoạt động ổn định hay cải thiện trong việc giảm thiểu các rò rỉ ống hơi trong suốt 3 năm nghiên cứu. Lý do của nó có thể được suy ra từ một số hoạt động mà nhóm nhà máy điện trong cuộc khảo sát này đã sử dụng để ngăn ngừa các sự cố trong ống hơi.

Có tới 79% số nồi hơi có sử dụng chương trình BTFR (giảm thiểu sự cố trong ống hơi), và đến 67% phản hồi về việc họ vẫn sử dụng một số loại công cụ khác để theo dõi và lên kế hoạch ngăn ngừa các sự cố nồi hơi. Các công cụ được đề cập bao gồm Aware (ATI), UDC Tracker, và EPRI Boiler Workstation.
Kiểm soát hóa chất xử lý nước nồi hơi nước luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm rò rỉ ống hơi, với 90% số nồi hơi được thăm dò ghi nhận là quá trình xử lý nước lò hơi của họ hoặc là tốt hoặc hầu hết các câu trả lời có sự khác biệt không quá lớn. (Các báo cáo chi tiết của các nhà máy điện bao gồm các dữ liệu về các nồi hơi cụ thể và chương trình xử lý nước cấp cho nồi hơi cũng như các tiêu chí làm sạch bằng hóa chất.)

Cùng với vấn đề ngăn ngừa các sự cố trong nồi hơi, việc thắt chặt kiếm soát đối với các hóa chất xử lý nước cũng có thể cải thiện sự truyền nhiệt và do đó cả tỷ lệ tạo nhiệt của nồi hơi.Tuy nhiên, kể cả khi hiểm soát tốt các yếu tố trên, việc làm sạch bên trong nồi hơi đôi khi cũng cần thiết trong việc kéo dài tuổi thọ nồi hơi. Theo tính toán sơ bộ cho thấy khoảng 2/3 nhà máy điện - 62% xác định thời điểm cần thiết phải làm sạch nồi hơi bằng cách lấy mẫu ống và  đo khối lượng chất cặn đóng trên bề mặt bên trong của ống hơi đó, 23% nhà máy làm sạch nồi hơi sau những khoảng thời gian cố định, số còn lại phụ thuộc vào cả 2 yếu tố kể trên hoặc phụ thuộc vào ngân sách. Với những nồi hơi được làm sạch định kỳ thì khoảng thời gian định kỳ được xác định thông thường là từ 3 đến 5 năm, hầu như cũng gần với thời gian ngừng máy do sự cố nồi hơi có thể xảy ra.

Các nhà quản lý đều biết rằng việc làm sạch nồi hơi bằng hóa chất gây tốn kém và còn có những rủi ro khác. Tuy nhiên, bằng việc loại bỏ những chất bám trên bề mặt ống hơi giúp làm giảm tác động xấu gây ra do ống bị quá nhiệt hay bị ăn mòn bên dưới lớp cặn bám, nhờ đó làm sạch bên trong ống hơi bằng hóa chất sẽ giúp giảm thiểu được các sự cố trong tương lai về rò rỉ ống hơi.
Các phương án khắc phục khi gặp sự cố về ống hơi
Khi xảy ra sự cố rò rỉ ống hơi, việc dùng một đoạn ống mới còn được gọi là “dutchman” để thay thế cho đoạn ống bị hư thường được xem là một phương án khắc phục để lựa chọn, mặc dù nó có thể tốn nhiều thời gian hơn những phương thức khác và tiếp cận khu vực có sự cố bằng phương pháp này đôi khi cũng là cả một vấn đề. Một số vị trí trong ống hơi chỉ có thể tiếp cận qua một khe hẹp mà chỉ có môt số rất ít thợ hàn với hình thể nhỏ/gầy mới có thể làm được. Ở những vị trí khác, các thợ hàn phải xắt xuyên qua những đoạn ống không bị sự cố để tiếp cận được với vị trí bị hư hỏng, sau đó lần lượt khắc phục ở cả hai vị trí nói trên.
Ngay cả khi có thể tiếp cận được vị trí có sự cố, việc khắc phục thường phải thực hiện ở những vị trí rất bất tiện đòi hỏi phải có kỹ năng và độ tập trung cao để có thể hoàn thành việc hàn. Hàn cửa sổ đôi khi cũng cho phép tiếp cận rò rỉ ống hơi từ bên ngoài nối hơi, giúp giảm thiểu chi phí và thời gian dựng dàn giáo, nhưng chúng đòi hỏi những kỹ thuật hàn cao và khó thực hiện hơn, đồng thời nguy cơ thất bại cũng cao. Vì những lý do nói trên, các nhà máy điện được thăm dò gần như tách thành hai nhóm tương đối đồng đều khi trả lời câu hỏi họ sẽ cho phép phương pháp hàn cửa sổ để khắc phục sự cố ở đó hay không: 51% trả lời có; 49% trả lời không.
Hàn đệm, tuy nhiên, thường giúp khắc phục nhanh hơn cả “dutchman” lẫn hàn cửa sổ, nhưng nguy cơ thất bại vẫn cao và thường chỉ được xem là giải pháp ngắn hạn/ tạm thời cho đến khi ứng dụng được thay thế khi có ngừng máy sau đó. 90% phản hồi từ cuộc thăm dò chấp nhận hàn đệm là một phần của chương trình khắc phục sự cố của họ, trong khi chỉ 10% không cho phép điều này.

Ngừng máy theo kế hoạch

Có lẽ quyết định khó nhất là lựa chọn ra thời gian hợp lý nhất để thực hiện công tác khắc phục sự cố/ bảo trì nồi hơi. Quyết định này phải có sự cân nhắc giữa tầm quan trọng của việc thực hiện sửa chữa chóng vánh với chi phí thực hiện ngừng máy trong vài ngày.
Hình 5 cho thấy, trong đa số các trường hợp, người đứng đầu nhà máy sẽ chờ cho đến cuối tuần kế tiếp để khắc phục trong hệ thống có rò rỉ ống hơi do chi phí điện năng vào dịp cuối tuần thường sẽ thấp hơn các ngày trong tuần. Mặc dù cách này cho phép giảm thiểu chi phí năng lượng của việc thay thế, chờ đợi có thể làm tăng khả năng hư hỏng ở ống thứ cấp, vì vậy một số nhà máy ngừng máy khi rò rỉ ống hơi làm tăng lưu lượng lên; số khác lựa chọn cho hệ thống ngừng máy ngay lập tức.


5. Chờ đến thời điểm hợp lý. Các nhà máy được thăm dò ửng hộ việc chờ đến tuần kế tiếp để tháo nồi hơi đang hoạt động và khắc phục rò rỉ ống hơi. Nguồn: EUCG
Cuối cùng là thăm dò tần suất và khoảng thời gian các nhà máy thực hiện ngừng máy theo kế hoạch. Số liệu thu được từ cuộc thăm dò được phân tích kỹ lưỡng dựa trên các ngừng máy nồi hơi có quy mô lớn và các ngừng máy trong thời gian ngắn. Đối với các ngừng máy quy mô lớn, khoảng được lựa chọn thường xuyên nhất là cứ mỗi 2 năm (37% phản hồi), cứ mỗi 3 năm (24%) và khoảng cách 4 năm hay hơn (21%). Đối với các ngừng máy trong thời gian ngắn, đa số (59%) thực hiện ngừng máy mỗi năm (hình 6).


6. Ngừng để khắc phục. Phản hồi từ cuộc thăm dò chỉ ra tần suất theo đó các nhà máy thực hiện ngừng máy theo kế hoạch trong khoảng thời gian lâu hơn hay ngắn hơn. Nguồn: EUCG

Khoảng thời gian thực hiện ngừng máy thường được quyết định bởi một số nhân tố, bao gồm quy mô phục hồi, quy mô này thường bị ảnh hưởng bởi khoảng cách thời gian giữa các đợt ngừng máy. Khi các ngừng máy quy mô lớn thường được thực hiện cứ mỗi 2 hay 3 năm, khoảng thời gian thường được dành cho ngừng máy là 30 đến 39 ngày.
Các đợt ngừng máy được lên kế hoạch và thực hiên tốt cũng chỉ là một nhân tố đóng góp để làm giảm số lượng ngừng máy không nằm trong kế hoạch gây ra do rò rỉ ống hơi.  Những nhân tố khác được nêu ra trong nghiên cứu này bao gồm cách thức tổ chức chương trình BTFR (giảm sự cố trong ống hơi), các chương trình cải tiến chu kỳ sử dụng hóa chất, và mức độ chú trọng đối với chất lượng mối hàn trong sửa chữa.

Bằng cách ứng dụng các chương trình và phương pháp này, một số ứng dụng nồi hơi đã giảm được tần suất những cuộc gọi đáng sợ từ quản lý vận hành của các nhà máy để báo cáo về việc có rò rỉ ống hơi, cũng như giảm được chi phí bảo trì bảo dưỡng các nồi hơi này.

Australia hủy dự án bôxit tỉ đô


Phải hủy một dự án khai thác bauxite khổng lồ trị giá hàng tỉ USD, chính quyền bang Queenland, Australia vẫn quyết định đưa lưu vực sông Wenlock nơi triển khai dự án vào diện cần được bảo tồn sinh thái.
Tờ Miningweekly cho hay, đầu tháng 6 vừa qua, chính quyền bang Queenland tuyên bố sẽ đưa vùng lưu vực sông Wenlock trên bán đảo Cape York vào diện được bảo tồn theo Luật bảo vệ các con sông tự nhiên. Theo đó, toàn bộ khu vực có bán kính 500 m tính từ lưu vực sông Wenlock sẽ trở thành khu bảo tồn sinh thái thuộc quyền quản lý của chính phủ.

Ngay sau khi tuyên bố này được đưa ra, ngày 4/6, lãnh đạo Công ty khai khoáng Cape Alumina cho rằng quyết định của chính quyền bang sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dự án khai thác bauxite có giá trị kinh tế hơn 1 tỉ USD đang triển khai tại khu vực nói trên.

Dự án khai thác bauxite, Pisolite Hills của Cape Alumina có số vốn đầu tư hơn 1 tỉ đô la Australia (AUD, khoảng 980 triệu USD) đã triển khai từ hơn một năm trước đây. Theo kế hoạch ban đầu, Cape Alumina sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy vào năm 2012 tới đây. Tới nay, công ty này đã phải bỏ ra 22 triệu AUD cho các công tác chuẩn bị, trong đó bao gồm việc khảo sát tác động môi trường của dự án.

Thông qua tính toán, công ty này khẳng định, việc chính quyền bang quyết định đưa lưu vực sông Wenlock trong phạm vi bán kính 500 m vào diện bảo tồn tự nhiên sẽ khiến sản lượng bauxite giảm 45% so với dự kiến ban đầu.

Từ đó, Cape Alumina đã đề nghị chính quyền bang giảm đường kính của phạm vi bảo tồn xuống còn 200 m để đảm bảo tính khả thi của dự án. Đồng thời khẳng định, các chuyên gia hoạt động độc lập của họ cho rằng bán kính 200 m vẫn phù hợp với các tiểu chuẩn về tác động môi đối với môi trường.

Tuy nhiên, 18/10 vừa qua, người đứng đầu Sở tài nguyên bang Queensland, Stephen Robertson tuyên bố, chính quyền bang bác bỏ đề nghị giảm bán kính khu bảo tồn của Công ty Cape Alumina. “Tôi đã đích thân đến quan sát sông Wenlock và nhận thấy môi trường ở đó cần được bảo vệ nghiêm ngặt”.

Cùng ngày, lãnh đạo công ty Cape Alumina đã tuyên bố hủy dự án khai thác bauxite tại đây. Cape Alumina cũng cho rằng, quyết định của chính quyền bang đã khiến Queensland đánh mất 1,2 tỉ AUD giá trị từ các hoạt động kinh tế mới và hàng ngàn công ăn việc làm cho người dân vùng này.

Đáp lại, ông Robertson cho rằng: “Thực tế cho thấy ngành khai khoáng không mang lại lợi ích cho các cộng đồng bản xứ. Các công ty đến hứa hẹn tất cả, nhưng cuối cùng họ ra đi với một mớ tiền sau khi phá hủy tan tành môi trường”.

Mặc dù quyết định của chính quyền bang sẽ phải đối mặt với những đơn kiện cũng như yêu cầu bồi thường từ phía Công ty Cape Alumina, tuy nhiên, những người lãnh đạo của Queenlands khẳng định đó là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Ông Robertson khẳng định, Luật bảo vệ các con sông tự nhiên được lập ra nhằm bảo vệ những cảnh quan tự nhiên nguyên thủy của bang. “Đây là đạo luật giúp cân bằng giữa bảo vệ di sản thiên nhiên cho tương lai và sự phát triển bền vững”.

Trong khi đó, thủ hiến Queenlands, bà Anna Bligh khẳng định, bà không hề hối tiếc vì dự án khổng lồ của Cape Alumina phải hủy bỏ. Theo bà, việc này là một thắng lợi lớn cho môi trường và các thế hệ tương lai.



Vật liệu lọc nước

Dạng hạt màu nâu đen, cứng, khô rời, có góc cạnh.

1.Cát Mangan
Dạng hạt màu nâu đen, cứng, khô rời, có góc cạnh.
Tác dụng: Chất xúc tác khử sắt và Mangan
Thành phần hóa học cơ bản: Cát bọc KMnO4
Cách sử dụng:
- pH nước đầu vào ≥ 7,0, thế oxy hóa khử > 700mV (đối với yêu cầu khử mangan).
-   Fe < 30 mg/l; Mn < 5mg/l.
- Vận tốc lọc: 5-12 m/giờ. Có thể sử dụng trong các bể lọc hở hoặc lọc áp lực. Hướng lọc: từ trên xuống.
- Hạt MS không cần tái sinh. Sau một thời gian sử dụng khoảng 2 năm (tùy theo chất lượng nước nguồn) cần thay thế hoặc hoạt hóa bằng dung dịch KMnO4.
2.Hạt nhựa cation.
Dạng hạt, gốc Na+
             
Tác dụng: Khử cứng, amoni và các cation khác.
Hạn dụng: Tối thiểu 3 năm, định kì tái sinh bằng dung dịch muối hoặc axit.
Tỉ trọng: 0.74kg/lít.


3.Sỏi đỡ.
                                                                      
  Tác dụng: Làm lớp lót đáy để lọc.
  Hạn dùng: Tối thiểu 5 năm nên thay mới, định kì rửa ngược, rửa xuôi.
  Tỉ trọng: 1.4kg/lít.

4.Than hoạt tính.
                                                          
Tác dụng: Khử màu, mùi, chất hữu cơ, độc chất.
Hạn dùng: tối thiểu 1 năm, định kì rửa ngược, rửxuôi bằng nước sạch
Tỉ trọng: 0.55kg/lít


5. Than hoạt tính dạng viên.

o Xử lý môi trường: bao gồm xử nước sinh hoạt, nước thải, khí thải về chất thải rắn, làm sạch không khí…
o Công nghiệp chế biến thực phẩm: chế biến đường ăn, mỳ chính, nước giải khát (Bia, rượu, nước ngọt, nước tinh khiết) …
o  Công nghiệp hóa dầu: tách loại dung môi, thu hồi dung môi, xúc tác cho quá trình tổng hợp...
o   Sản xuất dược phẩm, bộ phòng độc trong quân sự, lọc nước trong hàng không vũ trụ …
6.Vật liệu lọc đa năng ODM – 2F.

 Tác dụng: khử sắt, mangan, arsen, ổn định pH, kim loại           nặng, dầu mỡ, chất hữu cơ, hợp chất nitow và các độc tố cùng chủng loạị: ODM -1A ( hút dầu, hóa chất ),
ODM – 1C ( khử độc tố nuôi trồng thủy sản ), ODM – 3F ( khử mangan )
 Cách sử dụng:
-  pH đầu vào >= 6,0. Trong trường hợp pH < 6,0 nên lọc kết hợp với hạt nâng pH (LS) hoặc nâng pH bằng hóa chất (pH tối ưu cho quá trình khử sắt là 6,5). Hàm lượng sắt đầu vào <= 35mg/l.
-  Vận tốc lọc: 5-20 m/giờ. Có thể sử dụng trong các bể lọc hở hoặc bể lọc áp lực. Hướng lọc từ trên xuống.
-  Hạt ODM-2F không cần hoàn nguyên (ngoại trừ quy trình khử Flo). Sau một thời gian sử dụng khoảng 3-5 năm (tùy theo chất lượng nước nguồn và yêu cầu xử lý) cần thay mới hạt.
7. Hạt nổi.      

Hình cầu, màu trắng nhẹ hơn nước
                                             
Tác dụng: Lọc cặn lơ lửng, hoặc giá thể sinh học xử lý nước thải.
Hạn dùng: Tối thiểu 2 năm, định kì rửa cặn bằng sung nước.
Đơn vị tính: m3

     
                                                            
8. Cát thạch anh.
Công thức hóa học SiO2
 -   Loại bỏ cặn từ nguồn nước ngầm, nước  thải
     -    Không cần sự hoàn nguyên nhiều
 -    Thời gian sử dụng lâu dài
 -     Không làm thay đổi các tính chất, chất lượng của nước
-     Được dùng trong các công nghệ xử lý nước cấp sinh hoạt.
9. Hạt nâng pH.

Dạng hạt màu trắng sữa, cứng, khô rời, có góc cạnh.

Tác dụng: nâng pH của nước.
Thành phần cơ bản: CaCO3 > 90%
Sử dụng:
-  pH nước đầu vào > 4,0.
-  Vận tốc lọc: 5-15 m/giờ. Có thể sử dụng trong các bể lọc hở hoặc lọc áp lực. Hướng lọc: từ trên xuống.
-  Hạt LS không cần hoàn nguyên. Sau một thời gian sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm (tùy theo chất lượng nước nguồn) cần bổ sung hạt.

Xử lý nước lò hơi

Chính bởi nước có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống lò hơi, nên vấn đề xử lý nước đặc biệt được quan tâm.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất xử lý nước lò hơi thường dựa trên các nguyên tắc sau
-  Kiểm soát cáu cặn, ngăn ngừa cáu đóng trên bề mặt ống.
-  Kiểm soát ăn mòn.
- Ngăn chặn oxy hòa tan gây oxýt hóa làm kim loại bị hư hại, bị ăn mòn, giảm độ dày.
Việc đề ra một phương án có thể qua 2 giai đoạn: xử lý bên trong  và xử lý bên ngoài, và tùy tinh hình thực tế ta có thể thay đổi cho phù hợp.
Xử lý bên ngoài là tùy theo chất lượng nước, lắp thêm bộ xử lý như softener (làm mềm) hoặc demineralizer (khử khóang).
Hệ thống hay thiết bị làm mềm nước (water softener) là một thiết bị trao đổi ion để khử calcium và magnesium trong nước cấp lò hơi và thay thế bằng các ion Na+.
Sử dụng nước khử ion/khoáng cho lò hơi để giảm tối thiểu độ cứng. Tuy nhiên cần chú ý: nước được khử ion/khoáng sẽ gây ăn mòn lò hơi nếu như không xử lý bằng hóa chất thích hợp hoặc không khử khí hoàn toàn.
Xử lý bên trong là dùng hóa chất đưa thêm vào nước cấp để khử các chất gây ăn mòn và đóng cáu trong nồi hơi.
Tuy nhiên thiết bị làm mềm nước không thể xử lý tuyệt đối độ cứng, dư lượng thường còn lại khoảng 1-4ppm. Độ cứng tồn lưu này tích lại vẫn tạo thành lớp cáu. Đó là chưa tính đến có những thời điểm softener chưa được rửa ngược đủ hoặc hạt nhựa sử dụng lâu giảm chất lượng.
Do vậy, dù có softener, vẫn cần xử lý hóa chất vì yêu cầu của nước lò là độ cứng phải được khử hoàn toàn. Chi phí hóa chất sẽ giảm và ổn định vì softener đã đảm nhiệm một phần trong xử lý độ cứng email marketing mẫu.
Chủng loại hóa chất sử dụng và liều dùng sẽ tùy thuộc các thiết bị tiền xử lý (softener), chất lượng nước và điều kiện của hệ thống.
Và ngược lại có thể sử dụng hóa chất mà không cần hệ thống làm mềm, tất nhiên là chi phí tăng hơn vì phải tăng lượng hóa chất.

Lịch kiểm tra và bảo trì nồi hơi



Có nhiều cặn hoặc do xử lý nước, nước bị nhiễm dầu, do bị qúa tải hoặc bộ điều khiển hỏng hóc. Luôn kiểm tra nước trong ống thủy mỗi khi vào nhà lò hơi.
MỖI NGÀY MỖI TUẦN MỖI THÁNG MỖI 06 THÁNG MỖI NĂM
Kiểm tra mực nước Kiểm tra các van dầu Kiểm tra dầu đốt Làm vệ sinh hệ thống báo mực nước thấp Làm vệ sinh buồng đốt
Xả đáy lò hơi Kiểm tra sự rò rỉ dầu Kiểm tra ngọn lửa khi lò đang họat động Kiểm tra bộ xông dầu Làm vệ sinh chốt khóa đầu đốt
Kiểm tra & xả nước ống thủy Kiểm tra đèn và chuông báo Kiểm tra cam điều khiển Kiểm tra gạch chịu lửa Kiểm tra các bề mặt tiếp nước
Quan sát ngọn lửa Kiểm tra các hệ thống điều khiển Kiểm tra rò rỉ gas Làm vệ sinh các bộ lọc của bơm dầu Kiểm tra bồn chứa dầu
Xử lý nước cấp cho Kiểm tra an toàn và các hệ thống điều khiển liên quan Kiểm tra các vị trí thoát nhiệt Làm sạch bộ lọc khí và bộ tách dầu Kiểm tra mức dầu ở van thủy lực
Ghi áp suất và nhiệt độ Kiểm tra hệ thống báo mực nước thấp Kiểm tra lịch xả đáy Kiểm tra vị trí các khớp nối của bơm Kiểm tra ống thủy
Ghi nhiệt độ và áp suất nước cấp lò Kiểm tra các rò rỉ, tiếng ồn, chấn động hoặc các hiện tượng bất thường khác Kiểm tra nguồn gió Cài đặt lại quy trình đốt Thay thế và chỉnh lại van an toàn
Ghi nhiệt độ khói thải Kiểm tra tất cả các mô tơ Kiểm tra tất cả các hệ thống lọc Kiểm tra các công tắc thủy ngân Kiểm tra các bơm dầu
Ghi áp suất và nhiệt độ dầu Kiểm tra tổng quát dầu đốt Kiểm tra dầu   Kiểm tra bơm cấp nước lò
Ghi áp suất gas Kiểm tra mực dầu của bơm gió Kiểm tra dây truyền tự động   Kiểm tra hệ thống tiếp nhận nước ngưng
Ghi áp suất khí nén Kiểm tra bộ cảm ứng lửa lò Kiểm tra dầu bôi trơn   Kiểm tra hệ thống cấp hóa chất
Kiểm tra tổng thể sự vận hành lò hơi Kiểm tra các tấm đệm     Kiểm tra các mối nối điện
Ghi nhiệt độ nước cấp và nước hồi cấp Kiểm tra ống thủy     Kiểm tra hệ thống khử khí và cấp nước lò
Ghi lượng nước sử dụng       Kiểm tra các rò rỉ
Kiểm tra sự vận hành của các thiết bị phụ        
Note: Các việc kiểm tra trong ngày có thể thực hiện nhiều lần trong ngày

HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ HÀNG NGÀY
1.Kiểm tra mực nước: Mực nước không ổn định cho thấy có một số vấn đề như: Có nhiều cặn hoặc do xử lý nước, nước bị nhiễm dầu, do bị qúa tải hoặc bộ điều khiển hỏng hóc. Luôn kiểm tra nước trong ống thủy mỗi khi vào nhà lò hơi.
2.Xả đáy lò hơi: Xả đáy theo sự hướng dẫn của chuyên viên xử lý nước. Thời lượng phụ thuộc vào chất lượng nước và quy trình xử lý hóa chất.
3.Xả các bộ điều khiển mức nước để làm sạch phao khỏi bị đóng cặn: Thời lượng kiểm ra phụ thuộc vào điều kiện vận hành.
4.Kiểm tra quá trình cháy bằng mắt: Quan sát xem ngọn lửa có gì thay đổi không. Sự thay đổi có thể cho thấy sắp có sự cố.
5.Xử lý nước theo chương trình được thiết lập: Thêm hóa chất và thực hiện các kiểm tra theo hướng dẫn của chuyên viên về hóa chất.
6.Ghi lại áp lực và nhiệt độ vận hành của : Nhiệt độ của hơi hoặc nước sụt qúa mức sẽ cảnh báo về tình trạng quá tải của lò hơi.
7.Ghi lại áp lực và nhiệt độ của nước cấp: Sự thay đổi áp lực và nhiệt độ có thể cho thấy sắp có sự cố đối với bơm cấp nước, bộ tách khử khí hoặc hệ thống cấp nước.
8.Ghi lại nhiệt độ khói: Sự thay đổi nhiệt độ khói cho thấy lò hơi đang tạo muội, đóng vấy hoặc có vấn đề với van đổi hướng hoặc vật liệu cách nhiệt.
9.Ghi lại áp lực và nhiệt độ dầu: Sự thay đổi áp lực và nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến qúa trình cháy trong lò và có thể cho thấy có sự cố ở bộ kiểm soát dầu và hâm dầu.
10.Ghi lại áp lực của gió tán sương cho dầu: Sự thay đổi của áp lực có thể ảnh hưởng đến qúa trình cháy trong lò hơi.
11.Ghi lại áp lực gas: Sự thay đổi của áp lực có thể ảnh hưởng đến qúa trình cháy trong lò hơi và cho thấy có vấn đề ở hệ thống cung cấp gas. (ứng dụng cho lò hơi dùng nhiên liệu là gas.
12.Kiểm tra sự vận hành tổng quát của lò hơi / dầu đốt: Duy trì hiệu suất cao nhất là lý do đơn giản và cơ bản của nhân viên vận hành. Có điều gì thay đổi với hôm trước hay không – Tại sao?
13.Ghi lại nhiệt độ nước cấp và nước hồi cấp: Đối với các lò hơi nướ nóng, việc ghi nhận các nhiệt độ này giúp phát hiện những thay đổi bên trong hệ thống.
14.Ghi lại lượng nước sử dụng: Lượng nước sử dụng qúa nhiều có thể cho thấy sự cố về hệ thống đối với cả lọai hơi và nước nóng.
15.Kiểm tra các thiết bị phụ trợ: Có một sự khác biệt lớn giũa “lò vận hành” và “lò vận hành chính xác”. Nếu không quan tâm tới thì các thiết bị phụ trợ có thể làm ngưng họat động.
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ HÀNG TUẦN
1.Kiểm tra sự đóng kín của các van nguyên liệu: Kiểm tra để đảm bảo nhiên liệu không chảy qua các van khi dầu đốt được tắt.
2.Kiểm tra các chỗ nối nhiên liệu, khí: Kiểm tra và đảm bảo tất cả các vít điều chỉnh ở các chỗ nối chặt và an toàn.
3.Kiểm tra đèn và chuông báo: Kiểm tra các bóng đèn có bị cháy hoặc bị lỏng. Kiểm tra và đảm bảo chuông hoặc kèn báo động phát ra âm thanh đúng với tình trạng ngưng lò.
4.Kiểm tra các bộ điều khiển: Kiểm tra đảm bảo những bộ điều khiển này tắt đầu đốt tại các điểm đã cài đặt. Các chỉ số đã cài đặt cần được kiểm tra bằng cách xem xét các chỉ số thực tế trên đồng hồ áp lực và nhiệt độ trên lò hơi.
5.Kiểm tra các bộ kiểm sóat an tòan và khóa liên động: Kiểm tra đảm bảo những bộ điều khiển này tắt đầu đốt tại các điểm ấn định trước. Các ấn định cần được kiểm tra bằng cách xem xét các chỉ số thực tế trên đồng hồ áp lực và nhiệt độ trên lò hơi.
6.Kiểm tra sự vận hành của bộ kiểm sóat mực nước: Tắt bơm cung cấp của lò hơi và để cho bộ điều khiển ngưng lò dưới các điều kiện chế độ thấp
7.Kiểm tra sự rò rỉ, tiếng ồn, rung động và các hiện tượng bất thường khác: Kiểm tra những mục này là cách tiết kiệm nhất để phát hiện những thay đổi vận hành trong hệ thống. Những sự cố nhỏ có thể được sửa chữa trước khi trở thành hư hỏng lớn.
8.Kiểm tra hoạt động của tất cả các motor: Bằng cách kiểm tra thường xuyên, bất cứ sự thay đổi nào trong khi vận hành hoặc bạc đạn nóng sẽ được phát hiện và sửa chữa kịp thời để tránh hư hỏng.
9.Kiểm tra mức dầu bôi trơn: Kiểm tra mức dầu của các lọc bằng dầu, mức dầu trong các thùng khí / dầu, cốc dầu của bơm, v. v…Thêm dầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất
10.Kiểm tra bộ phận theo dõi ngọn lửa: Sử dụng dụng cụ đo thích hợp, kiểm tra cường độ tín hiệu lửa ở bộ khuyếch đại lửa dùng rơ le chương trình. Phải đảm bảo cụm quét dò sạch và khô.
11.Kiểm tra đệm làm kín của các bom và thiết bị đo lường: Sự căng vừa phải của các đệm này sẽ làm tăng tuổi thọ của thiết bị.
12.Kiểm tra ống thủy: Phải đảm bảo không có vết nứt hay rỗ trên bề mặt ống thủy hay rò rỉ xung quanh.
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ HÀNG THÁNG
1.Kiểm tra họat động của dầu đốt: Kiểm tra bằng mắt ngọn lửa mồi, lửa dầu đốt chính trên toàn tầm lửa, kiểm tra chuyển động của các khớp nối và hoạt động tổng quát của dầu đốt.
2.Phân tích sự đốt cháy: Thực hiện phân tích khói trên các chế độ đốt, so sánh kết qủa phân tích qúa trình cháy và nhiệt độ đường khói trước đó.
3.Kiểm tra cam: Kiểm tra trầy xước lò xo cam, độ chặt của các vít chỉnh, bạc đạn cam và các bộ phận liên hệ chuyển động nhẹ nhàng và không méo.
4.Kiểm tra rò rỉ khí xả đường khói: Đảm bảo không có gì thay đổi trên đường dẫn khói, ống khói và hệ thống tổng quát khiến cho khói thoát ra trong nhà lò hơi.
5.Kiểm tra các điểm nóng: Phải đảm bảo không có các điểm nóng hình thành ở bên ngoài lò hơi. Các điểm nóng cho thấy phần cách nhiệt hay van chuyển hướng bị hỏng, dẫn đến dòng khí lưu chuyển không hợp lý qua lò hơi hoặc các đường làm mát bị nghẹt hay bị rời ra.
6.Kiểm tra lại qúa trình xả lò: nhằm xác định không có lãng phí nước đã được xử lý. Kiểm tra qúa trình xử lý nước và phương pháp kiểm tra với chuyên viên xử lý nước.
7.Kiểm tra tất cả các đường hút gió đốt đến lò và đầu đốt để đảm bảo có đủ không khí cung cấp.
8.Kiểm tra tất cả các lõi lọc: Làm sạch hay thay mới nếu cần thiết. Đối với các lọc thuộc lọai tự làm sạch thì phải đảm bảo các cặn bẩn phải được rửa hoặc xả khỏi thân bầu lọc.
9.Kiểm tra hệ thống nhiên liệu, đảm bảo các bộ lọc, đồng hồ chân không, đồng hồ áp lực và các bơm được chăm sóc.
10.Kiểm tra dấu hiệu hư hỏng tất cả các truyền động đai. Kiểm tra các cụm đai chữ V, đảm bảo các đai làm việc với sức căng thích hợp.
11.Kiểm tra các yêu cầu về bôi trơn của tất cả các bạc đạn. Không bôi trơn qúa thừa các động cơ điện.
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ SAU 6 THÁNG
1.Làm sạch các cụm ngắt mực nước thấp: Tháo các đầu đo / cảm biến kiểm tra làm sạch cáu bẩn. Phải xác định nguyên nhân gây cáu bẩn.
2.Tháo rời bộ hâm dầu kiểm tra đóng cặn hay kết vảy.
3.Sửa chữa phần chịu nhiệt: Khi mở khu vực tiếp xúc lửa cần kiểm tra vật liệu chịu lửa, sửa chữa ngay nếu có hư hỏng. Xem và thực hiện sữa chữa theo hướng dẫn.
4.Làm sạch lọc của bơm dầu: Đảm bảo lọc không nghẹt khiến giảm lưu lượng dầu cần thiết cung cấp cho dầu đốt.
5.Làm sạch lọc gió và thùng khí / dầu: Kiểm tra và làm sạch cặn bẩn. Châm thêm dầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
6.Kiểm tra khớp nối bơm không lệch: Kiểm tra tất cả các khớp nối để đảm bảo không lệch qúa dung sai của nhà sản xuất.
7.Cài đặt lại quy trình đốt lò: Kiểm tra kỹ lưỡng tòan bộ quy trình cháy, thực hiện các điều chỉnh đầu đốt cần thiết. Ghi lại các chỉ số để làm cơ sở so sánh khi kiểm tra về sau. Việc điều chỉnh qúa trình cháy chỉ được thực hiện bởi các cá nhân có kinh nghiệm về điều chỉnh đầu đốt và qúa trình cháy.
8.Kiểm tra các công tắc thủy ngân: Kiểm tra các công tắc thủy ngân bị dơ, mất thủy ngân, nứt hay đứt dây. Nếu có các hỏng hóc đó thì phải thay thế.
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ HÀNG NĂM
Ghi chú: Bảo trì hàng năm nên kết hợp với kiểm tra hàng năm bồn áp lực thực hiện bởi các cơ quan kiểm định lò hơi. Liên kết chặt chẽ với các nhóm chuyên viên kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thiết bị của bạn. Môt vấn đề của qúa trình bảo trì là phải thực hiện các thao tác an toàn mỗi khi lò hơi được ngắt khỏi hệ thống. Ngắt tất cả các nguồn điện và các công tắc ở vị trí “tắt”. Một khi có nhiều lò hơi được nối chung với một ổ góp hơi thì phải khóa van cấp hơi của lò ngưng họat động (để làm vệ sinh hay kiểm tra), đóng các đường thoát khí, và tất cả các thiết bị cần thiết để cách ly lò hơi.
1.Làm sạch các bề mặt tiếp xúc lửa bằng bàn chải hoặc sử dụng máy hút bụi mạnh để hút muội. Sau khi làm sạch nếu lò vẫn còn mở thì nên phun lên các mặt tiếp xúc lửa chất chống ăn mòn.
2.Lau sạch các đường khói: Kiểm tra đường khói và ống khói, làm sạch muội.
3.Làm sạch bề mặt tiếp xúc nước: Tháo các cửa làm vệ sinh lò, kiểm tra các nút ở ống nước chữ T và Thập và các phao ở các cột nước. Qua đó rửa sạch tất cả các bề mặt tiếp xúc nước.
4.Kiểm tra thùng đựng dầu: Kiểm tra cặn và nước tích tụ trong thùng đựng dầu. Phải giữ thùng được đầy để tránh ngưng tụ hơi nước vào mùa hè.
5.Kiểm tra mức dầu trong các van thủy lực: Nếu có rò rỉ phải sữa chữa ngay lập tức.
6.Kiểm tra ống thủy: Nếu có sự ăn mòn ở bên trong ở phần mức nước, thay ống mới và đệm kín. Với những lò hơi tạm ngưng họat động ống thủy phải được bao bọc an toàn.
7.Thay thế và lắp đặt lại toàn bộ van an toàn: Sử dụng van an toàn đã được kiểm định để lắp đặt lại. Van an toàn là một thiết bị quan trọng cho dù nó ít được quan tâm hơn các thiết bị khác.
8.Nếu nhiên liệu sử dụng là dầu thì cần kiểm tra tình trạng của bơm nhiên liệu. Bơm nhiên liệu bị mòn thì việc kiểm tra hàng năm là thời gian thích hợp để phục hồi và thay thế.
9.Bơm cung cấp cho lò hơi, các bộ lọc phải được phục hồi. Các chi tiết của bơm cung cấp bị mòn phải được thay thế. Đôi khi việc kiểm tra lại các hệ thống hồi cấp và hệ thống cung cấp hóa chất sẽ phát hiện được nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của bơm.
10.Bộ thu hồi hơi nước ngưng tụ phải được xả, rửa sạch: Kiểm tra lại bên trong nếu có thể. Nếu bình chứa có một van bổ sung thì nó phải được đại tu và kiểm tra sự họat động chính xác.
11.Hệ thống cung cấp hóa chất phải được xả, rửa nước và phục hồi hoàn toàn. Van lưu lượng hoặc bơm cũng phải được phục hồi trong thời gian này.
12.Vặn chặt tất cả các đầu dây điện: Tất cả các đầu dây điiện phải được kiểm tra chắc chắn đặc biệt là ở các khởi động từ và các rơle rời.
13.Kiểm tra bộ khử khí hoặc hệ thống cung cấp: Kiểm tra nhằm đảm bảo các thiết bị không bị dơ, bị ăn mòn và các lớp lót không bị hư hay rơi ra. Kiểm tra cơ khí, thiết bị.
14.Kiểm tra các kết nối: Kiểm tra các khớp nối bi không bị ăn mòn. Các đầu nối bị mòn có thể gây ra chuyển động không liên tục của các khớp nối và dẫn đến mức không khí thừa trong qúa trình đốt cháy.

Liên hệ

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH MTV NHTBAL NAM TRƯỜNG GIANG
66/9 Phạm Văn Chiêu - P13 - Gò Vấp – TP.HCM
Tel: 08. 3916 0348
Fax: 08. 3916 2275
Hotline: 0945288808 ( C. Thoa ) Or 094 222 300 ( A.Hải )
Email: namtruonggiang.co@gmail.com

Dịch vụ





Với phương trâm cung cấp dịch vụ hoàn hảo tới khách hàng, chúng tôi xin giới thiệu từng gói dịch vụ tuong ứng với từng sản phẩm.




1.     Thi công lắp đặt – sửa chữa hệ thống nước cấp lò
·         Sau khi hệ thống được lắp đặt có kỹ thuật viên hướng dẫn tại chỗ cho công nhân vận hành và kỹ thuật nhà máy cách sử dụng và kiểm tra hệ thống.
·         Trong 3 tháng đầu sau khi giao hệ thống chúng tôi liên tục cử người xuống kiểm tra hệ thống và chất lượng nước sau xử lý (2-3 tuần/ lần) giúp hệ thống hoạt động ổn định
2.     Tẩy rửa lò hơi – hệ thống lạnh
  • Hệ thống sau khi tẩy rửa chúng tôi sẽ có văn bản hướng dẫn khách hàng cách sử dụng và bảo trì hệ thống nhằm ngăn cản hiện tượng đóng cặn trở lại cho hệ thống, đồng thời đưa ra những vấn đề sai sót trong vận hành hoặc cấu tạo của hệ thống.
3.     Cung cấp hóa chất bảo trì lò hơi – hệ thống lạnh
  • Vệ sinh hệ thống định kỳ miễn phí (đối với hệ thống lạnh), vệ sinh cáu cặn miễn phí đối với hệ thống lò khi cần thiết.
  • Kiểm tra và báo cáo mẫu nước hàng tháng, từ mẫu nước kiểm nghiệm hàng tháng chúng tôi sẽ đưa ra những điều chỉnh thích hợp cho hóa chất cũng như chế độ vận hành lò thích hợp.
  • Giúp khách hàng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hệ thống lò (bao gồm hệ thống xử nước cấp lò), giúp hệ thống hoạt động ổn định và an toàn.
  • Đảm bảo độ an toàn và sạch sẽ cho lò hơi, đảm bảo ổn định chất lượng nước lò.
4.     Thi công lắp đặt – sửa chữa hệ thống xử lý nước
·         Sau khi hệ thống được lắp đặt có kỹ thuật viên hướng dẫn tại chỗ cho công nhân vận hành và kỹ thuật nhà máy cách sử dụng và kiểm tra hệ thống.
  • Trong 2 tháng đầu sau khi giao hệ thống chúng tôi liên tục cử người xuống kiểm tra hệ thống và chất lượng nước sau xử lý (1-2 tuần/ lần) giúp hệ thống hoạt động ổn định