Social Icons

Featured Posts

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Ứng dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Tiềm năng vô tận

Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)…

Năng lượng mặt trời có những ưu điểm như: Sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng… Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống. Tại Đan Mạch, năm 2000, hơn 30% hộ dân sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời, có tác dụng làm nóng nước. Ở Brazil, những vùng xa xôi hiểm trở như Amazon, điện năng lượng mặt trời luôn chiếm vị trí hàng đầu. Ngay tại Đông Nam Á, điện mặt trời ở Philipines cũng đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho 400.000 dân.



[​IMG]



Đa dạng các dự án…

Tại Việt Nam, theo các nhà khoa học, nếu phát triển tốt điện mặt trời sẽ góp phần đẩy nhanh Chương trình điện khí hóa nông thôn (Dự kiến đến năm 2020, cung cấp điện cho toàn bộ 100% hộ dân nông thôn, miền núi, hải đảo…).

Từ những năm 1990, khi nhiều thôn xóm ngoại thành chưa có lưới điện quốc gia, Phân viện Vật lý TP Hồ Chí Minh đã triển khai các sản phẩm từ điện mặt trời. Tại một số huyện như: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, điện mặt trời được sử dụng khá nhiều trong một số nhà văn hoá, bệnh viện… Đặc biệt, công trình điện mặt trời trên đảo Thiềng Liềng, xã Cán Gáo, huyện Cần Giờ cung cấp điện cho 50% số hộ dân sống trên đảo.

Năm 1995, hơn 180 nhà dân và một số công trình công cộng tại buôn Chăm, xã Eahsol, huyện Eahleo tỉnh Đắk Lắk đã sử dụng điện mặt trời. Gần đây, dự án phát điện ghép giữa pin mặt trời và thuỷ điện nhỏ, công suất 125 kW được lắp đặt tại xã Trang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, và dự án phát điện lai ghép giữa pin mặt trời và động cơ gió với công suất 9 kW đặt tại làng Kongu 2, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, do Viện Năng lượng (EVN) thực hiện, góp phần cung cấp điện cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ thành công của Dự án này, Viện Năng lượng (EVN) và Trung tâm Năng lượng mới (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) tiếp tục triển khai ứng dụng giàn pin mặt trời nhằm cung cấp điện cho một số hộ gia đình và các trạm biên phòng ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh), đồng thời thực hiện Dự án “Ứng dụng thí điểm điện mặt trời cho vùng sâu, vùng xa” tại xã Ái Quốc, tỉnh Lạng Sơn. Dự án được hoàn thành vào tháng 11/2002.

Ngoài chiếu sáng, năng lượng mặt trời còn có thể ứng dụng trong lĩnh vực nhiệt, đun nấu. Từ năm 2000 – 2005, Trung tâm Nghiên cứu thiết bị áp lực và năng lượng mới (Đại học Đà Nẵng), phối hợp với Tổ chức phục vụ năng lượng mặt trời triển khai Dự án “Bếp năng lượng mặt trời” cho các hộ dân tại làng Bình Kỳ 2, Phường Hòa Quý, Quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). Bên cạnh đó, Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới cũng nghiên cứu năng lượng mặt trời để đun nước nóng và đưa loại bình đun nước nóng này vào ứng dụng tại một số tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Sơn La…

… nhưng vướng nhiều “rào cản”

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng thời gian qua, các sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi mà chỉ tập trung tại nông thôn, miền núi – nơi mức sống tương đối thấp. Hiện nước ta có hơn 3.000 hộ dân vùng sâu, vùng xa được điện khí hóa bằng hệ điện mặt trời gia đình, 8.500 hộ sử dụng điện mặt trời qua các trạm sạc ắc quy… nhưng tại khu vực nội thành như thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có duy nhất ngôi nhà sử dụng điện mặt trời (của kỹ sư Trịnh Quang Dũng do tổ chức SIDA Thụy Điển tài trợ). Ở Hà Nội, số công trình sử dụng pin mặt trời mới chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Hệ thống pin mặt trời hòa vào mạng điện chung của Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trạm pin mặt trời nối lưới lắp đặt trên mái nhà làm việc Bộ Công Thương, hai cột đèn năng lượng mặt trời kết hợp năng lượng gió đầu tiên được lắp đặt tại Ban quản lý dự án Công nghệ cao Hòa Lạc…

Theo ông Nguyễn Đức Cường – Phụ trách Trung tâm Năng lượng tái tạo và CDM - Viện Năng lượng (EVN), “rào cản” lớn nhất của vấn đề này bắt nguồn từ kinh phí. Dù năng lượng mặt trời ở dạng “nguyên liệu thô”, nhưng chi phí đầu tư để khai thác, sử dụng lại rất cao do công nghệ, thiết bị sản xuất đều nhập từ nước ngoài. Phần lớn những dự án điện mặt trời đã và đang triển khai đều sử dụng nguồn vốn tài trợ hoặc vốn vay nước ngoài. Do đó, mới chỉ có một vài tổ chức, viện nghiên cứu và các trường đại học tham gia, còn phía doanh nghiệp, cá nhân vẫn chưa “mặn mà” với việc ứng dụng, sản xuất cũng như sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời.

Riêng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời vốn được coi là có khả năng ứng dụng rộng rãi trên thị trường Việt Nam với hơn 10 doanh nghiệp sản xuất thì lại vướng phải khó khăn khác là thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư nghiên cứu cũng như kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất. Giá điện của Việt Nam vẫn còn được Nhà nước trợ giá, nên người dân chưa quan tâm nhiều đến bình năng lượng mặt trời. Một số sản phẩm bình năng lượng mặt trời trong nước phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu Việt Nam nhưng lại chưa cạnh tranh được với hàng Trung Quốc về kiểu dáng, chất liệu và giá thành… nên khó đến tay người tiêu dùng.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Cường, để các sản phẩm từ năng lượng mặt trời được ứng dụng rộng rãi, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển ngành năng lượng mới này lên quy mô công nghiệp. Cần sớm ban hành Nghị định phát triển năng lượng tái tạo, quy định rõ vấn đề, phạm vi cần hỗ trợ, chỉ tiêu định lượng… Phía các nhà sản xuất, nên quan tâm thường xuyên đến các dịch vụ sau bán hàng, bảo trì, bảo dưỡng, có giải pháp thuận lợi trong việc lắp đặt thiết bị tại các ngôi nhà đã hoàn thiện, để sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn và mở rộng được thị trường tiêu thụ…
(Theo Tạp chí điện lực)

Biến rác thải thành điện

Rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng đang trở nên bức xúc ở Việt Nam. Tại nhiều địa phương, nhất là các khu đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, các bãi rác đã quá tải bởi lượng rác thải tập kết quá lớn.
    Một số địa phương cảnh báo nguy cơ hết quỹ đất cho chôn lấp rác. Mặc dù mấy năm gần đây, Việt Nam đã áp dụng một số giải pháp công nghệ xử lý tái chế, tái sử dụng rác thải thu lợi nhưng phần lớn rác thải vẫn được chôn lấp là chủ yếu với các phương pháp sơ sài, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
    Xét trên góc độ kinh tế chôn lấp rác không phải là giải pháp lâu dài, kinh tế, thì việc áp dụng các công nghệ xử lý rác, phát triển kinh tế, thu lợi từ rác là hướng đi có tiềm năng, triển vọng.
      Bãi rác gò cát
    Bằng công nghệ chôn lấp, ủ kín để thu khí gas chạy máy phát điện, mỗi năm, bãi rác Gò Cát đã sản sinh hơn 21.000 kW điện. Hơn 17 ha từ khi áp dụng công nghệ và vận hành đã sinh ra hàng triệu kW điện hòa vào mạng lưới quốc gia. Rác thải sinh hoạt sẽ không còn là chất bỏ đi, là vấn nạn môi trường mà trở thành tiền, có tiềm năng kinh tế.

Không gây ô nhiễm môi trường
    Ưu điểm nổi bật của giải pháp công nghệ đang được áp dụng tại ba tổ máy phát điện Gò Cát là không gây ô nhiễm đất, không khí và nước bằng cách thiết lập công trường xử lý rác có kiểm soát theo tiêu chuẩn IMC (Cách ly - Quản lý - Kiểm soát), thu gas từ các nguồn rác chôn và chuyển nó thành năng lượng điện.
    Phương pháp cách ly, quản lý và kiểm soát rác để tránh ô nhiễm ở đây bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Mỗi ngày, bãi rác Gò Cát tiếp nhận khoảng 3.000 tấn rác sinh hoạt của TP Hồ Chí Minh. Toàn bộ bãi rác rộng 17,5 ha được chia làm 5 ô. Rác thải được chôn trong các ô chôn lấp có chiều sâu hơn 7m, có lót vật liệu chống thấm HDPE với độ bền hơn 50 năm và không ảnh hưởng tới môi trường.
    Khi hố rác đã cao khoảng 2-3 mét, các ô được phủ kín bằng tấm chống thấm HDPE được hàn nối với các tấm lót đáy, phía trên bãi rác sẽ được đổ đất để trồng cỏ hoặc cây xanh. Rác được ủ trong các ô bao kín này trong quá trình lên men phân hủy sẽ sinh ra khí gas. Khí gas sinh ra từ quá trình phân hủy rác được thu gom bằng hệ thống các giếng thu đứng và dẫn về trạm thu gas.
    Gas thu được sẽ phải chuyển qua công đoạn tách nước vì gas sinh ra từ rác thải sinh hoạt có lượng hơi nước khá lớn. Một hệ thống xử lý dây chuyền khép kín, hiện đại.
    Gas sạch sau khi thu được sẽ được dẫn đến máy chiết xuất và máy thổi khí nén trước khi được bơm vào hệ thống động cơ nổ để chạy máy phát điện. Điện sinh ra được đưa qua máy biến thế đê tăng áp và hòa vào lưới điện quốc gia.
    Khi đưa vào sử dụng cả ba tổ máv, tổng công suất điện thu được là hơn 2.430 kW/h và mang lại gần 21.287 kW mỗi năm. Theo dự kiến mỗi năm, bãi rác Gò Cát sẽ thu lợi khoảng 13 tỷ đồng từ điện rác thải. Theo Ban quản lý bãi rác, sắp tới công trường xử lý rác Gò Cát sẽ ngừng tiếp nhận rác bởi bãi chôn lấp đã được sử dụng hết công suất.
    Tuy nhiên, bộ phận làm gas điện vẫn hoạt động bình thường trong khoảng 10 năm nữa. Dự kiến. khi rác phân hủy hoàn toàn sẽ được dùng để chế biến phân bón. Rác thải sinh hoạt của thành phố sẽ được đưa sang bãi rác Phước Hiệp (Củ Chi) có diện tích 660 ha. Ở đây, rác cũng sẽ được chôn lấp để thu gas điện như ở Gò Cát.
Hiệu quả cao hơn nếu rác được phân loại tại nguồn
    TP Hồ Chí Minh đã có hai bãi chôn lấp rác lớn là Đa Phước (Bình Chánh) rộng 600 ha và Phước Hiệp (Củ Chi). Anh Bùi Trung Việt - Cán bộ Trạm gas điện và xử lý nước Gò Cát cho biết, do thành phần rác thải sinh hoạt chủ yếu là chất hữu cơ nên phát sinh nhiều khí gas. Dùng khí gas từ rác để sản xuất điện là ưu điểm nổi bật của công nghệ chôn lấp rác.
    Tuy nhiên, nó sẽ hiệu quả kinh tế hơn, lượng gas sẽ tăng cao hơn, nếu rác được phân loại tại nguồn. Đây chính là việc áp dụng giải pháp phân loại rác thải tại các hộ gia đình theo phương pháp 3R (giảm thiểu - tái chế - tái sử dụng) như Hà Nội vừa triển khai áp dụng thí điểm tại phường Phan Chu Trinh (Hoàn Kiếm).
    Phân loại rác thải tại nguồn không chỉ giảm diện tích đất dành cho chôn lấp mà còn tăng hiệu quả trong quá trình tái chế. Bởi ngay cả khi rác được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ hay sản xuất điện... thì cũng đều phải thông qua công đoạn phân tách từng loại rác.

(sưu tầm)

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Nước và sự ảnh hưởng tới lò hơi



Nước trong tự nhiên chứa rất nhiều tạp chất. Khi bị đun nóng, các tạp chất bị tách ra khỏi dung dịch

1. Tạp chất trong nước
Nước trong tự nhiên chứa rất nhiều tạp chất. Khi bị đun nóng, các tạp chất bị tách ra khỏi dung dịch, hình thành lớp cáu trên bề mặt lò hơi. Các lớp cáu này là nguyên nhân làm giảm hiệu suất nhiệt và gây tắc nghẹn trong các đường ống.
Trong nước có nhiều chất hoà tan như:
  • Các chất khí trong không khí.
  • Khí từ các chất hữu cơ trong đất.
  • Chất phân tán lơ lửng và chất khoáng chủ yếu như: calcium carbonate, magnesium carbonate, calcium sulfate, magnesium sulfate, silica (cát), sodium chloride, sodium sulfate, và một lượng nhỏ sắt, mangan, flourides, nhôm, v.v.
Thông thường nước chứa calcium và magnesium khá cao. Còn gọi là nước cứng. Độ cứng của nước có thể thay đổi từ vài phần triệu cho đến trên 500 phần triệu. Do hợp chất calcium và magnesium hầu như không tan trong nước nên khi đun nóng, các chất này có khuynh hướng kết tủa (tách khỏi) dung dịch tạo thành lớp cáu.
Lớp cáu gây đóng cáuăn mòn. Lớp cáu làm cách nhiệt trong đường ống, giảm hiệu suất dẫn nhiệt nhưng mặt khác lại làm kim loại lò hơi quá nhiệt. Hiện tượng quá nhiệt làm hư hỏng kim loại. Các lớp cáu cặn trong các đường ống của lò hơi gây tắc nghẽn cũng dẫn đến quá nhiệt. Sự ăn mòn có thể xảy ra bên dưới các lớp cáu, thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rò rỉ (lủng) các đường ống.
Nước trong thiên nhiên chứa rất nhiều OxyCO2. là tác nhân Oxýt hóa. Sự Oxy hóa vừa làm giảm tính bền chắc của kim loại vừa làm hư hỏng kim loại và tạo ăn mòn. Từ đó tăng thêm lượng cáu cặn đóng.
Nếu có điều kiện, nên dùng nước giếng để cấp cho lò hơi. Vì trong nước giếng, các thành phần có trong nước tương đối ổn định và chứa các chất rắn phân tán lơ lửng ít hơn nước sông ngòi, ao hồ vốn dễ bị nhiễm tạp chất do mưa và xói mòn.

3. Tạp chất phân tán lơ lửng trong nước.

Tạp chất phân tán lơ lửng là những chất không tan được trong nước, như chất dơ, bùn, vi sinh phát triển, thực vật và các chất hữu cơ không tan khác. Thông thường tạp chất phân tán lơ lửng được biểu hiện qua độ đục (màu) của nước.

 4. Độ kiềm của nước.
Độ kiềm là đơn vị đo lường khả năng thu nhận của nước khi trung hoà một acid mạnh. Nước trong thiên nhiên, khả năng này thường do các lò hơi như bicarbonate, carbonate, và hydroxides, hoặc do silicate, borate, ammonia, phosphate, và các chất hữu cơ. Các lò hơi này, đặc biệt là bicarbonate và carbonate, sẽ phân huỷ carbon dioxide (CO2) ở dạng hơi.
Trong thành phần hóa học của nước, độ kiềm có liên quan đến các chỉ tiêu khác như pH, độ cứng và tổng hàm lượng khoáng. Việc xác định độ kiềm của nước giúp cho việc định lượng hóa chất trong quá trình keo tụ, làm mềm nước cũng như xử lý chống ăn mòn.
Đây chính là nguyên nhân chính gây ra sự ăn mòn ở đường nước hồi về. Độ kiềm cũng chính là nguyên nhân gây ra bọt khí và cáu cặn bay theo hơi trong lò hơi.

5. Độ cứng của nước.

Độ cứng của nước là một đơn vị đo lường. tổng các cation đa hóa trị có trong nước. Thông thường độ cứng chia làm 2 loại:
- Độ cứng vĩnh cửu (CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4).
- Độ cứng tạm thời (chứa thành phần Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2).
Có thể nói độ cứng phần lớn là calcium và magnesium trong nước, được tính theo chuẩn CaCO3 tương đương. Độ cứng của nước là căn nguyên của sự đóng cáu trong các thiết bị lò hơi. Thông thường độ cứng của nước được phân loại như sau:
·         5 - 75 ppm - độ cứng thấp.
·         75 -150 ppm - độ cứng trung bình.
·         150 -300 ppm - độ cứng hơi cao.
·         Cao hơn 300 ppm độ cứng cao.

Xử lý nước thải

Là các phương pháp sử dụng các thiết bị, máy móc nhằm xử lý hoặc xử lý một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải
1.Các phương pháp xử lý nước thải.
 1.1. Phương pháp vật lý (cơ học):
Là các phương pháp sử dụng các thiết bị, máy móc nhằm xử lý hoặc xử lý một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải. Như quá trình tách rác ra khỏi nước thải,
các thiết bị thông dụng loại này như máy tách rác, song chắn rác, máy nghiền rác, máy ép bùn, các loại thiết bị lọc (lọc cát, lọc than),…

1.2. Phương pháp hoá lý
Là phương pháp ứng dụng các quá trình hoá lý để xử lý nước thải, nhằm giảm một phần các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải. Phương pháp hoá lý chủ yếu là phương pháp keo tụ (keo tụ bằng phèn, polymer), phương pháp đông tụ, phương pháp tuyển nổi,… dùng để loại các chất lơ lủng (SS), độ màu, độ đục, COD, BOD của nước thải.

1.3. Phương pháp hoá học
Là các phương pháp dùng các phản ứng hoá học để chuyển các chất ô nhiễm thành các chất ít ô nhiễm hơn, chất ít ô nhiễm thành các chất không ô nhiễm. Như dùng: Ozone, H2O2, O2, Cl2 … để oxi hoá các chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải. Phương pháp này thường có giá thành xử lý cao nên có hạn chế sử dụng. Thường chỉ sử dụng khí trong nước thải tồn tại các chất hữu cơ, vô cơ khó phân huỷ sinh học. Thường áp dụng cho các loại nước thải như: nước thải rò rỉ rác, nước thải dệt nhuộm, nước thải giấy…

 1.4. Phương pháp sinh học
       Là phương pháp xử lý nhờ tác dụng của các loài vi sinh vật. Loại này chủ yếu chia làm hai loại là sinh học hiếu khí (có mặt các loài vi sinh vật hiếu khí) và sinh học kị khí (có mặt các loài vi sinh vật kị khí). Đây là phương pháp phổ biến và thông dụng trong các quy trình xử lý nước thải vì có ưu điểm là giá thành hạ, dễ vận hành.
       Công trình đơn vị xử lý sinh học hiếu khí như: Aerotank, sinh học hiếu khí tiếp xúc (có giá thể tiếp xúc), lọc sinh học hiếu khí, sinh học tiếp xúc quay - RBC (Rotating Biological Contact).
       Công trình đơn vị xử lý sinh học kị khí như: UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) – bể lọc sinh học kị khí dòng chảy ngược, bể sinh học kị khí dòng chảy ngược có tầng lọc (Hybrid Digester), bể kị khí khuấy trộn hoàn toàn, bể mê tan…

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Ứng dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam

Tiềm năng vô tận

Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)…

Năng lượng mặt trời có những ưu điểm như: Sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng… Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống. Tại Đan Mạch, năm 2000, hơn 30% hộ dân sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời, có tác dụng làm nóng nước. Ở Brazil, những vùng xa xôi hiểm trở như Amazon, điện năng lượng mặt trời luôn chiếm vị trí hàng đầu. Ngay tại Đông Nam Á, điện mặt trời ở Philipines cũng đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho 400.000 dân.

[​IMG]



Đa dạng các dự án…

Tại Việt Nam, theo các nhà khoa học, nếu phát triển tốt điện mặt trời sẽ góp phần đẩy nhanh Chương trình điện khí hóa nông thôn (Dự kiến đến năm 2020, cung cấp điện cho toàn bộ 100% hộ dân nông thôn, miền núi, hải đảo…).

Từ những năm 1990, khi nhiều thôn xóm ngoại thành chưa có lưới điện quốc gia, Phân viện Vật lý TP Hồ Chí Minh đã triển khai các sản phẩm từ điện mặt trời. Tại một số huyện như: Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, điện mặt trời được sử dụng khá nhiều trong một số nhà văn hoá, bệnh viện… Đặc biệt, công trình điện mặt trời trên đảo Thiềng Liềng, xã Cán Gáo, huyện Cần Giờ cung cấp điện cho 50% số hộ dân sống trên đảo.

Năm 1995, hơn 180 nhà dân và một số công trình công cộng tại buôn Chăm, xã Eahsol, huyện Eahleo tỉnh Đắk Lắk đã sử dụng điện mặt trời. Gần đây, dự án phát điện ghép giữa pin mặt trời và thuỷ điện nhỏ, công suất 125 kW được lắp đặt tại xã Trang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, và dự án phát điện lai ghép giữa pin mặt trời và động cơ gió với công suất 9 kW đặt tại làng Kongu 2, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, do Viện Năng lượng (EVN) thực hiện, góp phần cung cấp điện cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

Từ thành công của Dự án này, Viện Năng lượng (EVN) và Trung tâm Năng lượng mới (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) tiếp tục triển khai ứng dụng giàn pin mặt trời nhằm cung cấp điện cho một số hộ gia đình và các trạm biên phòng ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh), đồng thời thực hiện Dự án “Ứng dụng thí điểm điện mặt trời cho vùng sâu, vùng xa” tại xã Ái Quốc, tỉnh Lạng Sơn. Dự án được hoàn thành vào tháng 11/2002.

Ngoài chiếu sáng, năng lượng mặt trời còn có thể ứng dụng trong lĩnh vực nhiệt, đun nấu. Từ năm 2000 – 2005, Trung tâm Nghiên cứu thiết bị áp lực và năng lượng mới (Đại học Đà Nẵng), phối hợp với Tổ chức phục vụ năng lượng mặt trời triển khai Dự án “Bếp năng lượng mặt trời” cho các hộ dân tại làng Bình Kỳ 2, Phường Hòa Quý, Quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). Bên cạnh đó, Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới cũng nghiên cứu năng lượng mặt trời để đun nước nóng và đưa loại bình đun nước nóng này vào ứng dụng tại một số tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Sơn La…

… nhưng vướng nhiều “rào cản”

Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng thời gian qua, các sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi mà chỉ tập trung tại nông thôn, miền núi – nơi mức sống tương đối thấp. Hiện nước ta có hơn 3.000 hộ dân vùng sâu, vùng xa được điện khí hóa bằng hệ điện mặt trời gia đình, 8.500 hộ sử dụng điện mặt trời qua các trạm sạc ắc quy… nhưng tại khu vực nội thành như thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có duy nhất ngôi nhà sử dụng điện mặt trời (của kỹ sư Trịnh Quang Dũng do tổ chức SIDA Thụy Điển tài trợ). Ở Hà Nội, số công trình sử dụng pin mặt trời mới chỉ đếm trên đầu ngón tay như: Hệ thống pin mặt trời hòa vào mạng điện chung của Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trạm pin mặt trời nối lưới lắp đặt trên mái nhà làm việc Bộ Công Thương, hai cột đèn năng lượng mặt trời kết hợp năng lượng gió đầu tiên được lắp đặt tại Ban quản lý dự án Công nghệ cao Hòa Lạc…

Theo ông Nguyễn Đức Cường – Phụ trách Trung tâm Năng lượng tái tạo và CDM - Viện Năng lượng (EVN), “rào cản” lớn nhất của vấn đề này bắt nguồn từ kinh phí. Dù năng lượng mặt trời ở dạng “nguyên liệu thô”, nhưng chi phí đầu tư để khai thác, sử dụng lại rất cao do công nghệ, thiết bị sản xuất đều nhập từ nước ngoài. Phần lớn những dự án điện mặt trời đã và đang triển khai đều sử dụng nguồn vốn tài trợ hoặc vốn vay nước ngoài. Do đó, mới chỉ có một vài tổ chức, viện nghiên cứu và các trường đại học tham gia, còn phía doanh nghiệp, cá nhân vẫn chưa “mặn mà” với việc ứng dụng, sản xuất cũng như sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời.

Riêng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời vốn được coi là có khả năng ứng dụng rộng rãi trên thị trường Việt Nam với hơn 10 doanh nghiệp sản xuất thì lại vướng phải khó khăn khác là thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư nghiên cứu cũng như kinh phí, trang thiết bị kỹ thuật cho sản xuất. Giá điện của Việt Nam vẫn còn được Nhà nước trợ giá, nên người dân chưa quan tâm nhiều đến bình năng lượng mặt trời. Một số sản phẩm bình năng lượng mặt trời trong nước phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu Việt Nam nhưng lại chưa cạnh tranh được với hàng Trung Quốc về kiểu dáng, chất liệu và giá thành… nên khó đến tay người tiêu dùng.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Cường, để các sản phẩm từ năng lượng mặt trời được ứng dụng rộng rãi, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển ngành năng lượng mới này lên quy mô công nghiệp. Cần sớm ban hành Nghị định phát triển năng lượng tái tạo, quy định rõ vấn đề, phạm vi cần hỗ trợ, chỉ tiêu định lượng… Phía các nhà sản xuất, nên quan tâm thường xuyên đến các dịch vụ sau bán hàng, bảo trì, bảo dưỡng, có giải pháp thuận lợi trong việc lắp đặt thiết bị tại các ngôi nhà đã hoàn thiện, để sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn và mở rộng được thị trường tiêu thụ…
(Theo Tạp chí điện lực)